Cho đến giữa tháng 2, nhiều dữ liệu từ các phương diện khác nhau đã cho thấy sự ảnh hưởng lên đường giá Bitcoin (BTC). BTC hiện đã trở lại mức cao tiệm cận đỉnh gần đây nhất tại 48,900 USD. Những phương diện này bao gồm vĩ mô, on-chain, và xu hướng cộng đồng.
Sau đây là những lý do cho thấy Bitcoin vẫn đang được kiểm soát trong một thị trường tăng giá (bull market).
#.1 Phương diện vĩ mô – nguồn cung M2 đã quay trở lại mức cao lịch sử
Bất luận những lo ngại về lãi suất cao trên toàn cầu, nguồn cung M2 toàn cầu đã không giảm mạnh trong năm 2023 nhưng tăng trở lại và tiếp tục duy trì ở mức cao lịch sử vào đầu năm 2024.

- Dữ liệu từ IntoTheBitcoin cho biết nguồn cung M2 toàn cầu hiện đạt 92 nghìn tỷ USD, còn mức ATH hiện là 93 nghìn tỷ USD. Nguồn cung M2 đã bắt đầu bùng nổ từ T3/2020 và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu bước vào downtrend.
- Đầu năm 2024, Trung Quốc tiếp tục bơm gần 140 tỷ USD trong nỗ lực vực dậy thị trường chứng khoán đang sụp đổ. Trong khi đó, FED được kỳ vọng là sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024 (chưa rõ quý nào). Nguồn cung M2 toàn cầu lại có thêm những tín hiệu mới để lập mức ATH mới.
Và nếu như thế, Bitcoin sẽ tiếp tục hưởng lợi. Sự mở rộng thanh khoản M2 cũng đồng pha với đà tăng giá của Bitcoin, tiền sẽ tiếp tục chảy vào những tài sản rủi ro như Bitcoin và Altcoin.
#2. Phương diện on-chain – Áp lực bán từ Grayscale đã giảm đáng kể
Một trong những động lực nội bộ thúc đẩy đà tăng của Bitcoin trong quý cuối năm 2023 là Bitcoin ETF spot được thông qua. Đây được cộng đồng nhìn nhận là một “chiến thắng lớn” với Bitcoin. Nhưng giá đã giảm mạnh sau đó, và lý do được cho là vì áp lực bán từ những đầu tư chốt lời sớm, và từ Grayscale. Nhưng đến nay, có thể những áp lực này đã suy giảm.

Dữ liệu thống kê từ heyapollo cho biết biến động Netflow của tất cả các quỹ Bitcoin ETF là một đồ thị tăng trưởng kể từ tuần cuối tháng 1 đến nay. Tính tổng lại, trong một tháng qua kể từ sau Bitcoin ETF được phê duyệt, thì Netflow từ các ETF vẫn là con số dương đến hơn 50,600 BTC, bao gồm luôn cả việc dự trữ BTC của Grayscale đã giảm mạnh hơn 150,000 BTC.
Bên cạnh đó, áp lực bán từ Grayscale đã có dấu hiệu chững lại trong trong tháng 2. Nhìn tổng thể, nhu cầu mua thông qua ETF vẫn mạnh mẽ hơn lực bán. Dữ liệu này có thể phần nào giải tỏa những lo lắng về việc Grayscale có thể gây sụp đổ đường giá BTC. Và góp phần khẳng định nhu cầu mua thông qua ETF có thể giúp giá BTC giữ trong thị trường bò.
#3. Phương diện cộng đồng – mối quan tâm về Altcoin đang trở lại
Theo nhận định của Santiment, khi mối quan tâm của cộng đồng về Altcoin tăng cao và tăng cùng với giá Bitcoin thì đó là dấu hiệu cho thấy toàn thị trường có thể bước vào tình trạng tham lam.

Santiment cho biết, khi tổng vốn hóa trong tuần này tăng 5.9% và khối lượng giao dịch tăng 65% so với tuần trước, thì mối quan tâm các chủ đề và altcoin tăng theo. Và khi điều này xảy ra song song với đà tăng giá của Bitcoin vượt 47,000 USD thì đó là dấu hiệu của thị trường bò tiếp diễn.
THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư. Bạn đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm, trực tiếp hoặc gián tiếp, đối với bất kỳ thiệt hại hoặc mất mát nào phát sinh liên quan đến việc sử dụng hoặc dựa vào bất kỳ nội dung nào bạn đọc trên website này.